PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG
TRƯỜNG THCS CẨM SƠN
Video hướng dẫn Đăng nhập

 

 

TRƯỜNG THCS CẨM SƠN

 

50 NĂM XÂY  DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

 

Xã Cẩm Sơn trước đây có diện tích khoảng 4 km2 nằm bên bờ sông Thái Bình. Do lũ lụt liên tiếp xảy ra gây thiệt hại và khó khăn trong đời sống, thực hiện Nghị quyết số 28/CP ngày 16/02/1973 của Hội đồng Chính phủ về việc giải phóng lòng sông, khơi thông dòng chảy sông Thái Bình, xã Cẩm Sơn di chuyển về địa điểm hiện nay, cách quê cũ 8 km.

Xã Cẩm Sơn hiện nay nằm ở phía Bắc của huyện Cẩm Giàng cạnh tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và đường 5B. Phía Nam giáp xã Tân Trường, phía Tây Bắc giáp xã Thạch Lỗi, phía Bắc giáp xã Cẩm Hoàng và phía Đông giáp xã Cẩm Định. Tổng diện tích tự nhiên của xã 160,31 ha, trong đó diện tích canh tác 94 ha. Toàn xã có 3 thôn với 650 hộ, dân số là 2270 người.

Trường THCS Cẩm sơn tiền thân là trường Phổ thông cấp II Cẩm Sơn, thành lập ngày 28 tháng 8 năm 1964.

Từ ngày thành lập đến nay trường đã qua 3 lần đổi tên:

28/8/1964 - 8/1975

9/1975      - 8/1977

9/1977      - 8/1991

9/1991      -  đến nay                

: Trường Phổ thông cấp II Cẩm Sơn.

: Trường Phổ thông cấp I - II Cẩm Sơn.

: Trường Phổ thông cơ sở Cẩm Sơn.

                         Trường THCS Cẩm Sơn.

 

Trường đã 3 lần di chuyển địa điểm:

1- Từ ngày 28 tháng 8 năm 1964 đến tháng 10 năm 1964: trường học nhờ trường cấp 1 và Nghè Giám

2- Từ tháng 10 năm 1964 đến tháng 8 năm 1973: trường học ở nhà thờ Thôn  Đức Trai - xã Cẩm Sơn - huyện Cẩm Giàng (quê cũ).                                                                                                                                

3- Từ tháng 9 năm 1973 đến tháng 01 năm 2004: Thôn 1 - Xã Cẩm Sơn - huyện Cẩm Giàng (quê mới).

4- Từ tháng 02 năm 2004 đến nay: Thôn 3 - Xã Cẩm Sơn - huyện Cẩm Giàng.

 

   Qua 50 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, trường đã trải qua một số giai đoạn lịch sử:

 

TRƯỜNG PHỔ THÔNG CẤP II CẨM SƠN NƠI QUÊ CŨ

 

Trường Phổ thông cấp II Cẩm Sơn được thành lập ngày 28 tháng 8 năm 1964 theo Quyết định của Ty Giáo dục Hải Dương. Ngày đầu thành lập, trường được đón sáu giáo viên về công tác (thầy Thiện, thầy Tuyến, thầy Lực, thầy Huấn là giáo viên tự nhiên; thầy Khuê, thầy Trắc là giáo viên xã hội). Trường do thầy Nguyễn Văn Thiện làm Hiệu trưởng.

Mùa khai giảng đầu tiên trường có 2 lớp (1 lớp 5 và 1 lớp 6). Lúc đầu trường học nhờ trường cấp 1 và Nghè Giám. Từ tháng 10 năm 1964, các lớp học chính thức được đặt tại nhà thờ Mốt (thôn Đức Trai). Nhà khách của nhà thờ được ngăn thành 2 gian (1 gian vừa làm văn phòng vừa làm chỗ ở cho giáo viên, 1 gian  chứa hồ sơ và đồ dùng). Sân nhà thờ là sân chơi của học sinh.

Thời kì này, trường đảm nhiệm hai nhiệm vụ: Giảng dạy theo chương trình phổ thông và chương trình Bổ túc văn hóa. Năm học 1964 – 1965, trường  mở được 4 lớp BTVH cấp II (thôn An Trang 2 lớp, thôn Hương Phú 1 lớp, thôn Hợp Nhất 1 lớp). Giáo viên trường cấp II Cẩm Sơn trực tiếp giảng dạy 4 lớp trên,  mỗi tuần 2 buổi, mỗi buổi 3 tiết.

Năm học 1965-1966, số học sinh tăng lên, địa phương cho làm thêm 1 phòng học trong khu vực nhà thờ. Năm học 1966-1967, trường tăng thêm 1 lớp học nhưng cũng chỉ có 6 cán bộ giáo viên. Tháng 9 năm 1966, thầy Nguyễn Văn Thiện được cử đi học Đại học, thày Hoàng Tiến Khuê (quê Đông Tảo - Hưng Yên) được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng. Năm học 1969-1970, thầy Hoàng Tiến Khuê đi học Đại học, thầy Phạm Minh Thân - Hiệu trưởng trường cấp II Cẩm Vũ chuyển về thay. Đến đầu năm học 1970-1971, thầy Phạm Minh Thân lại chuyển về trường Phổ thông cấp II Cẩm Văn nên cô Phạm Thị Minh Cư - Hiệu tr­ưởng tr­ừơng Phổ thông cấp II Cẩm Đông được phân công về làm Hiệu trưởng.

Từ năm 1969-1973, trường luôn duy trì từ 5-6 lớp với gần 200 học sinh nhưng vẫn chỉ có 6 thầy cô. Vì vậy, một giáo viên xã hội có thể dạy cả 3 môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý của cả 3 khối 5, 6, 7 hay giáo viên tự nhiên cũng có thể dạy cả Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Thể dục... Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy còn vô cùng thiếu thốn, đời sống của giáo viên gặp nhiều khó khăn. Vào những năm từ 1967- 1973, hằng năm đều có lũ lụt, năm 1968, 1969, 1972 lại có chiến tranh phá hoại của Mĩ diễn ra ác liệt, Mĩ dùng máy bay ném bom đánh phá Miền Bắc thế nhưng thầy và trò trường Phổ thông cấp II Cẩm Sơn vẫn quyết tâm khắc phục mọi khó khăn thi đua “Dạy tốt - Học tốt”. Nếu thiếu đồ dùng thì giáo viên tự vẽ, tự nặn, tự làm, thiếu phòng học thì học sinh học làm hai ca. Giáo viên có mặt tại trường cả ngày. Ngoài giờ lên lớp, giáo viên ở văn phòng soạn bài, làm đồ dùng dạy học. Từ năm 1968 đến năm 1972, đề phòng Mĩ ném bom, học sinh không học tập trung ở trường mà chia thành các nhóm nhỏ để học. Giáo viên xuống tận nơi hướng dẫn các em học. Với những học sinh yếu, giáo viên dành thời gian mỗi tuần một buổi tối xuống tận nhà kiểm tra các em học. Các cuộc họp của nhà trường đều diễn ra vào buổi tối. Giáo viên làm việc rất tự giác, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục.

Đáp lại lòng nhiệt tình của thầy cô, học trò học tập chăm chỉ, dù đường xa, dù cách đò các em vẫn đến lớp đúng giờ. Ngoài giờ, các em còn phải đào hào, làm hầm kèo để tránh bom đạn do chiến tranh phá hoại của Mĩ gây ra. Các hoạt động của Đoàn đội vẫn diễn ra sôi nổi. Hằng năm, tỉ lệ học sinh lên lớp đạt trên 90%, hầu như không có học sinh nào bỏ học, không có học sinh nào bị kỉ luật do vi phạm nội qui của nhà trường, học sinh lớp 7 thi hết cấp đạt từ 95% trở lên, nhà trường đạt danh hiệu Trường tiên tiến. Đồng chí Hiệu trưởng được Ty Giáo dục Hải Hưng tặng giấy khen, 4/6 giáo viên xếp loại tiên tiến, 2 giáo viên xếp loại khá.

Ngày 22 tháng 8 năm 1971, do vỡ đê Nhất Trai - Hà Bắc, nước sông Thái Bình tràn vào các huyện của tỉnh Hà Bắc, Hải Dương trong đó có huyện Cẩm Giàng. Mức nước lên nhanh, chỉ sau 2 ngày, Cẩm Sơn đã nằm trong biển nước.  Như vậy chỉ trong 4 năm (từ 1968 đến 1971), Cẩm Sơn  xảy ra 3 lần lũ lớn, dân cư người đi người ở, kinh tế bị giảm sút nghiêm trọng. Việc học tập ở các nhà trường gặp rất nhiều khó khăn. Cứ vào dịp hè nhà trường lại phải thu dọn bàn ghế chồng lên nhau, sách vở, đồ dùng học tập hoặc phải cất lên cao hoặc phải gửi vào nhà dân. Thực hiện Nghị quyết số 28/CP ngày 16/02/1973 của Hội đồng Chính phủ về việc giải phóng lòng sông, khơi thông dòng chảy sông Thái Bình giúp cho việc thoát lũ, dân cư Cẩm Sơn, trường Phổ thông cấp II Cẩm Sơn chuyển lên quê mới thuộc thôn 1 xã Cẩm Sơn hiện nay.

 

TRƯỜNG PHỔ THÔNG CƠ SỞ CẨM SƠN TRÊN QUÊ MỚI

 

1. Từ tháng 9 - 1973 đến tháng 8 - 2004: Trường ở thôn 1 - xã Cẩm Sơn.

1.1. Trường Phổ thông cấp II Cẩm Sơn từ năm 1973-1991

Năm 1972, một số học sinh đã theo gia đình lên quê mới. Các em học trong một nhà tranh vách đất. Lớp chỉ có 7 chiếc bàn bằng gỗ tạp, ghế gỗ có ít chủ yếu ghế bằng tre rất hay gẫy, hay long. Mỗi bàn ngồi tới 6 đến 7 em, có khi đang học ghế đổ, học sinh lại phải đứng dậy kê gạch lại để ngồi. Phương tiện để phục vụ cho dạy và học rất nghèo nàn. Ngoài những quyển sách giáo khoa thì các môn xã hội chỉ có: 1 bản đồ thế giới, 1 bản đồ Việt Nam còn các môn tự nhiên thì chỉ có vài ống nghiệm. “Phòng đồ dùng” chỉ là một chiếc bàn vuông kê ở góc phòng có vài tấm bản đồ (kể cả bản đồ giáo viên tự vẽ trên bìa) để treo trên tường, hoặc vẽ bằng phấn trắng trên giấy dầu đen.

Ngoài ra, các học trò khác phải học nhờ tại trường cấp II Cẩm Hoàng. Song với chủ trương không thể để con em Cẩm Sơn không có trường học, toàn Đảng toàn dân bắt tay xây dựng ngôi trường tại nơi ở mới. Ngôi trường hoàn thành vào ngày 01 tháng 9 năm 1973 với tên gọi trường cấp Phổ thông II Cẩm Sơn. Tuy ngôi trường rất đơn sơ với 3 phòng học tranh tre vách đất cạnh gốc găng (nơi xây Nghè Giám hiện nay) nhưng đã mang lại niềm vui cho bao học trò thời đó.

          Hiệu trưởng nhà trường giai đoạn này là thầy Phạm Văn Tuyến (quê:  Việt Hoà - Hải Dương). Do di cư theo tinh thần tự nguyện nên nhân dân Cẩm Sơn ở nhiều nơi khác nhau (Thái Tân - Nam Sách; Cẩm Văn, Đức Chính, Tân Trường). Vì vậy, số học sinh của trường giảm và trường chỉ có 4 thầy cô gồm: Thầy Vũ Xuân Nùng (quê Thị trấn Cẩm Giàng - dạy các môn xã hội), cô Nguyễn Thị Chung (quê Hưng Yên- dạy các môn xã hội), cô Nguyễn Thị Thuỷ (quê Thái Bình- dạy các môn tự nhiên), cô Trần Thị Mỹ (quê Cẩm Hoàng - dạy các môn tự nhiên).

Cuối năm học 1974 - 1975, thầy Phạm Văn Tuyến chuyển công tác về trường cấp II Đức Chính; thầy Phạm Đức Phong (quê Cẩm Sơn) được bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng, thầy Phạm Thanh Thọ (quê Cẩm Sơn) làm Hiệu phó. Sau khi thành lập xã mới, tháng 3 năm 1974, xã đã tiến hành xây dựng trường với qui mô kiên cố cao tầng, ngân sách do UBND huyện Cẩm Giàng hỗ trợ. Đây là một trong những trường 2 hai tầng đầu tiên của huyện Cẩm Giàng. Cuối năm 1975, học sinh đi học nhờ các xã bạn hân hoan về học tập tại ngôi trường mới. Năm 1976, xã xây dựng tiếp 2 phòng cấp 4 và 9 gian tập thể cho giáo viên ở. Sau đó lại xây tiếp 2 phòng cấp 4 rồi xây văn phòng.

Từ tháng 9 năm 1977, trường Phổ thông cấp I-II Cẩm Sơn được đổi tên thành trường Phổ thông cơ sở Cẩm Sơn. Toàn trường có 10 lớp với 328 học sinh. Đầu năm 1979, thầy Phạm Đức phong đi học Đại học nên từ tháng 9 năm 1979 đến tháng 8 năm 1981, thầy Bùi Hoãn (quê Cẩm Định) được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng thay thầy Phong. Năm học 1981-1982, thầy Bùi Hoãn chuyển trường, thầy Phạm Đức Phong tiếp tục về làm Hiệu trưởng. Năm 1991 theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục, trường PTCS được tách thành trường THCS Cẩm Sơn và trường Tiểu học Cẩm Sơn. Cuối năm 1991, thầy Phong thôi giữ chức vụ Hiệu trưởng, cô Vũ Thị Thơm - Hiệu phó Trường THCS Cẩm Định được bổ nhiệm về thay.

Công tác giáo dục từ năm 1975-1991có nhiều chuyển biến tốt: trường luôn giữ vững danh hiệu Trường tiên tiến; tỉ lệ lên lớp đạt trên 90%, thi chuyển cấp đạt trên 95%. Hằng năm, tỉ lệ học sinh khá giỏi đạt từ 65-70%, hạnh kiểm tốt đạt trên 76%, học sinh giỏi cấp huyện ngày một tăng, đội ngũ học sinh giỏi của trường là một trong những đội mạnh của huyện Cẩm Bình lúc đó. Từ năm 1980 đến năm 1986, nhiều năm liền trường được Ty thể dục thể thao tỉnh Hải Hưng công nhận là đơn vị tiên tiến về thể dục thể thao của tỉnh. Về công tác xây dựng cơ sở vật chất, trường được UBND huyện Cẩm Bình tặng giấy khen vì có thành tích xây dựng cơ sở vật chất trường học giai đoạn 1975-1985.

 

1.2. Trường THCS Cẩm Sơn từ  1991- 2004

Năm học 1991-1992 là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết đại hội VII của Đảng: "Tiếp tục đổi mới, ổn định, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo". Trong hoàn cảnh kinh tế đất nước khó khăn, tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động phức tạp đã tác động sâu sắc về nhiều mặt đến giáo dục: học sinh có xu hướng bỏ học ngày càng nhiều. Năm học 1991-1992, cả nước có  32% học sinh bậc THCS bỏ học. Huyện Cẩm Bình có 1085 học sinh bỏ học. Trường THCS Cẩm Sơn có 22 học sinh bỏ học chiếm 14%. Động cơ học tập của học sinh có phần giảm sút, nhận thức của một số cha mẹ học sinh về việc học của con em chưa đúng đắn.

          Trước tình hình trên, nhà trường  đã xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học một cách cụ thể với các biện pháp thích hợp: tham mưu với lãnh đạo xã, phối hợp với cán bộ các ban ngành, đoàn thể, hội phụ huynh học sinh để tuyên truyền giáo dục cho học sinh hiểu được sự cần thiết của việc học tập. Đồng thời nhà trường thường xuyên nắm vững sĩ số hàng tháng, phát hiện kịp thời học sinh bỏ học, tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp phối hợp với các đoàn thể và hội cha mẹ học sinh vận động, giúp đỡ về vật chất, động viên về tinh thần để học sinh tiếp tục trở lại lớp học và yên tâm học tập. Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng uỷ, HĐND, UBND, các ban ngành đoàn thể, hội phụ huynh học sinh và sự nỗ lực của cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường, tình trạng học sinh bỏ học giảm dần (năm học 1991-1992 là 14%, năm học 1992-1993 là 10%, năm học 1993-1994 giảm xuống còn 2%. Các năm học sau tỉ lệ học sinh bỏ học dưới 2%).

          Năm 1997, Cẩm Sơn là xã đầu tiên của huyện Cẩm Giàng đạt tiêu chuẩn phổ cập bậc THCS. Từ năm 1998 đến nay, kết quả phổ cập bậc THCS của xã Cẩm Sơn ngày càng tăng. Năm 2001, trường THCS Cẩm Sơn được UBND tỉnh Hải Dương tặng bằng khen vì đạt thành tích xuất sắc trong công tác phổ cập giáo dục bậc THCS.

 

            Trường THCS Cẩm Sơn trong những năm 1991 đến 2001 có quy mô nhỏ , thường xuyên thiếu giáo viên, cán bộ quản lý chỉ có 1 đồng chí Hiệu trưởng, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học còn rất nhiều khó khăn song với tinh thần đoàn kết, ý chí phấn đấu vượt khó vươn lên trong giảng dạy và học tập, thầy và trò nhà trường đã hoàn thành nhiệm vụ các năm học với kết quả ngày càng tiến bộ. Trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, giáo viên giỏi, học sinh giỏi cấp huyện. Sáu năm liên tục, từ năm học 1996-1997 đến năm học 2001-2002 trường đạt danh hiệu Trường tiên tiến, đồng chí Hiệu trưởng đạt danh hiệu Cán bộ quản lý giỏi cấp huyện và Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.  

Cùng với sự phát triển của xã hội, giáo dục cũng có những bước phát triển mới. Năm học 2001 - 2002 trường THCS Cẩm Sơn được biên chế thêm một cán bộ quản lý. Thầy Nguyễn Thành Nguyên (quê Lai Cách) được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng nhà trường. Năm học 2002-2003 là năm đầu tiên thực hiện chương trình sách giáo khoa mới với trọng tâm là đổi mới phương pháp trong giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Thầy trò trường THCS Cẩm Sơn nhanh chóng làm quen và làm tốt việc giáo dục theo phương pháp mới. Mỗi năm học, 2 tổ đều đã triển khai được các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học. Trong các đợt hội giảng chọn giáo viên giỏi cấp huyện, nhiều thầy cô đạt danh hiệu giáo viên giỏi như: thầy Lê Hoàng Vân, cô Nguyễn Thị Thuân, cô Hồ Thị Huệ, cô Nguyễn Thị Hiếu, cô Bùi Thị Hằng...

          Xã hội ngày càng phát triển nhưng ngôi trường THCS Cẩm Sơn thì ngày càng xuống cấp. Có những hôm mưa to sân trường ngập nước, thầy cô phải lội nước từ văn phòng lên lớp học. Trên lớp, mưa dột tứ tung, những trang vở của học sinh nhoè mực vì nước mưa. Tuy vậy, thầy trò vẫn cố gắng để dạy tốt học tốt. Mặc dù chất lượng 2 mặt giáo dục của trường vẫn không thua kém các trường trong huyện nhưng cơ sở vật chất không đạt tiêu chuẩn của một trường tiên tiến nên năm học 2003-2004, trường không đạt danh hiệu Trường tiên tiến. Đây là nỗi trăn trở của cán bộ giáo viên nhà trường. Cô Vũ Thị Thơm cùng tập thể cán bộ giáo viên đã kiên trì làm công tác tham mưu với lãnh đạo xã. Trước thực tế đó, toàn Đảng toàn dân đồng lòng chung sức khắc phục khó khăn quyết tâm dồn toàn lực để xây dựng cho trường THCS Cẩm Sơn ngôi trường kiên cố cao tầng tại thôn 3.

2. Từ tháng 9 năm 2004 đến nay: Trường ở Thôn 3 – Xã Cẩm Sơn.

Cuối năm 2004, thầy trò trường THCS Cẩm Sơn hân hoan chuyển ra ngôi trường mới được xây dựng ở thôn 3. Được học tập trong điều kiện tốt hơn dường như các em học sinh cũng thấy mình có bổn phận học sao cho xứng đáng với sự quan tâm của các bác lãnh đạo xã và sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô. Vì thế trong nhiều năm học tỉ lệ học sinh thi đỗ vào THPT Cẩm Giàng đều chiếm tỉ lệ từ 40%- 50% và luôn đứng ở tốp đầu của huyện về tỉ lệ học sinh đỗ vào THPT hệ công lập, từ năm học 2004-2005 trường lại đạt danh hiệu Trường tiên tiến.

 

          Xã hội vẫn phát triển không ngừng, khi xã có được ngôi trường kiên cố 2 tầng 8 phòng thì một số trường trong huyện đã đạt danh hiệu trường chuẩn quốc gia bậc THCS như THCS Cao An, THCS Lai Cách, THCS Cẩm Phúc. Danh hiệu ấy lại trở thành mục tiêu phấn đấu của xã và nhà trường. Được sự hỗ trợ của cấp trên, năm 2005 xã tiến hành khởi công xây dựng dãy nhà hiệu bộ 2 tầng 6 phòng hướng nam.

          Năm học 2006-2007, dãy nhà 2 tầng 6 phòng đã đi vào sử dụng. Nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc giáo dục con em, xã và nhà trường đặt quyết tâm  phấn đấu xây dựng nhà trường đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2008. Với tinh thần đó, tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường lại tiếp tục bắt tay vào xây dựng trường chuẩn. Đây là công việc mới nên mọi người đều rất bỡ ngỡ. Cô Vũ Thị Thơm cùng các cán bộ giáo viên đi tham quan học tập kinh nghiệm các trường đạt chuẩn và có những bước đi đúng đắn, vững chắc.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, cô Vũ Thị Thơm nghỉ hưu, cô Phạm Thị Xếp - Phó Hiệu trưởng nhà trường đã tiếp tục công việc lãnh đạo nhà trường. Đây cũng là một trong những giai đoạn khó khăn của trường. Cô Phạm Thị Xếp lúc này vừa đảm nhiệm công việc của Hiệu trưởng vừa thực thi nhiệm vụ của Hiệu phó đồng thời còn trực tiếp giảng dạy. Tuy nhiên, với năng lực, lòng nhiệt tình cô vẫn duy trì tốt các hoạt động của nhà trường. Năm học 2006-2007, trường được công nhận danh hiệu Trường tiên tiến, cô Phạm Thị Xếp được công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

Ngày 15 tháng 10 năm 2007, thầy Hoàng Việt Hoan - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Tân Trường được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng. Về trường, thầy Hoan tập trung sức lực và trí tuệ quyết tâm xây dựng nhà trường đạt các tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia trong năm 2008.  Những buổi cán bộ, giáo viên, nhân viên không có giờ đều đến trường làm việc với tinh thần: Tất cả vì Cẩm Sơn thân yêu, phấn đấu xây dựng nhà trường đạt chuẩn Quốc gia.

Cùng với các tiêu chí khác thì cơ sở vật chất vẫn là tiêu chí quan träng: 14 pḥòng của trường chưa đạt được yêu cầu của trường chuẩn. Hiểu được sự trăn trở đó của Ban giám hiệu, các đồng chí lãnh đạo địa phương đã quyết tâm huy động mọi nguồn lực để xây dựng thêm cho trường 2 phòng học. Ngày 14 tháng 11 năm 2007 với nguồn ngân sách do cấp trên hỗ trợ, địa phương đã đầu tư xây dựng cho trường 2 phòng học, mỗi phòng diện tích 54 m2 trị giá hơn 330 triệu đồng để làm phòng máy vi tính và phòng chức năng. Tháng 3 năm 2008, trước thực tế nhà trường còn thiếu kho thiết bị, phòng Công đoàn, phòng Đoàn đội, lãnh đạo địa phương tiếp tục đầu tư 126 triệu đồng để xây dựng 3 gian nhà cấp 4 lợp tôn khu phía Đông.

Năm học 2007-2008 có ý nghĩa đặc biệt đối với tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh của trường. Đây là năm học có nhiều chuyển biến tích cực về cơ sở vật chất, về chất lượng dạy và học. Nhà trường có 7 lớp học, 3 phòng học bộ môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học (các phòng bộ môn Hóa học, Sinh học được học ghép với các lớp học bình thường), phòng Nghe nhìn, phòng Truyền thống, phòng Công đoàn, phòng Đoàn đội, phòng Y tế, phòng Tin học, 3 kho của phòng học bộ môn, 2 kho thiết bị chung. Các phòng chức năng cơ bản có đủ các trang thiết bị, bàn ghế theo quy định. Hoạt động thi đua dạy tốt - học tốt trong nhà trường diễn ra sôi nổi, nền nếp chuyên môn được củng cố, hệ thống hồ sơ sổ sách được hoàn thiện hơn. Trải qua một quá trình phấn đấu xây dựng, ngày 21 tháng 10 năm 2008, trường THCS Cẩm Sơn được UBND tỉnh Hải Dương công nhận đạt chuẩn quốc gia bậc THCS giai đoạn 2001-2010.  

Đạt danh hiệu Trường chuẩn quốc gia là một niềm vinh dự lớn lao cho địa phương và nhà trường. Song hơn ai hết, nhà trường hiểu rằng để giữ vững danh hiệu đó là một việc không đơn giản. Vì vậy, chi bộ, Ban giám hiệu đã chỉ đạo sát sao về mọi mặt để trường ngày càng khẳng định được vị thế của mình.

Hằng năm, trường hưởng ứng và thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của các cấp, các ngành tổ chức như: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Khắc phục tình trạng phát âm lệch chuẩn L và N", “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý”...Với tinh thần làm việc nghiêm túc, phong trào giáo dục của nhà trường luôn đạt những kết quả đáng tự hào:

- Trong 10 năm trở lại đây (từ năm 2004-2014), thì 9 năm trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động Tiên tiến”.

- Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” của trường luôn đạt danh hiệu “Xuất sắc” với tổng điểm từ  95.5 - 96 điểm.

- Thầy và trò nhà trường làm tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh qua việc tổ chức các cuộc thi kể chuyện đạo đức Bác Hồ đặc biệt qua những việc làm thiết thực hàng ngày như: tu dưỡng đạo đức, sống lành mạnh, thực hiện tiết kiệm, giản dị...thầy là tấm gương sáng để trò noi theo còn trò luôn phấn đấu đạt danh hiệu “Con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ”.

Để đáp ứng việc dạy học trong thời đại mới, việc khai thác các phương tiện hiện đại vào giảng dạy được quan tâm đặc biệt. Các thầy cô lại tiếp tục học tập và ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Nếu các năm học 2008-2009, 2009-2010, trường mới có 5 thầy cô soạn giáo án bằng máy vi tính thì năm học 2010-2011 đã có 16/17 thầy cô soạn giáo án bằng máy vi tính, và từ năm học 2011-2012 đến nay 100% giáo viên của trường soạn giáo án bằng máy vi tính, sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học trong giảng dạy và giáo dục học sinh. Chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường ngày càng được khẳng định.

  • Về giáo viên:

Từ năm học 2004 đến nay, giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên chiếm tỷ lệ trên 50% gồm các thầy, cô: Lê Hoàng Vân, Chu Thị Khanh, Bùi Thị Hằng, Nguyễn Thị Khơi, Nguyễn Thị Thuân, Bùi Thị Nga, Nguyễn Thị Hiếu, Hoàng Thị Lan Anh, Hồ Thị Huệ, Vũ Thị Quyền, Đoàn Thị Thoan. Trong đó,  năm học 2012 - 2013 cô  Nguyễn Thị Khơi đạt giải ba kì thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh môn Hóa.

Hằng năm, trường có trên 30% cán bộ, giáo viên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trở lên như các thầy, cô: Hoàng Việt Hoan, Lê Hoàng Vân, Chu Thị Khanh, Bùi Thị Hằng, Nguyễn Thị Khơi, Nguyễn Thị Hiếu, Nguyễn Thị Thuân, Bùi Thị Nga, Đoàn Thị Thoan, Hoàng Thị Lan Anh...Trong đó, cô Chu Thị Khanh đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh năm học 2010 - 2011.

Hàng năm 100% cán bộ, giáo viên trong trường đều tham gia viết và áp dụng chuyên đề, SK, KN. Trong đó có những SK, KN được cấp trên đánh giá cao, có hiệu quả thiết thực trong giảng dạy như kinh nghiệm “Bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ giáo viên trong trường THCS” (thầy Hoàng Việt Hoan), kinh nghiệm “Vận dụng phương pháp tập luyện theo nhóm vào giảng dạy môn Thể dục” (cô Chu Thị Khanh), kinh nghiệm “Giải pháp hướng dẫn học sinh cân bằng phương trình hóa học” (cô Nguyễn Thị Khơi)... Hàng năm, mỗi tổ thường lựa chọn và tổ chức ít nhất 2 chuyên đề có tác dụng trong giảng dạy. Trong đó, có những chuyên đề được tổ chức cấp huyện và được Hội đồng bộ môn đánh giá cao như chuyên đề: “Biên soạn và huấn luận bài tự chọn nhóm 8 thể duc Aerobic” (môn Thể dục),Dạy văn bản nhật dụng tích hợp bảo vệ môi trường (môn Ngữ văn), “Phương pháp dạy tiết luyện tập mang lại hiệu quả” (môn Hóa học)...

  • Về học sinh:

- Về xếp loại học lực, học sinh giỏi toàn diện của trường chiếm tỉ lệ từ 12,3% đến 26,4 %, học sinh yếu kém chiếm tỉ lệ dưới 5%.

- Đội tuyển học sinh giỏi của trường thường đứng từ thứ 7 đến thứ 2 trong toàn huyện. Đội tuyển AEROBIC của trường được xếp thứ 1 toàn đoàn cấp huyện, xếp thứ 2 cấp tỉnh. Nhiều năm trường có học sinh giỏi cấp tỉnh thuộc các môn Địa lí, Hóa học, Thể dục. Đặc biệt năm học 2012-2013, em Phạm Văn Quyền đạt Huy chương vàng cấp quốc gia, năm học 2013-2014, em Phùng Thị Tuyết Mai đạt giải nhì cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học và dự thi Sáng tạo khoa học kĩ thuật cấp quốc gia.

- Về xếp loại hạnh kiểm: Học sinh xếp hạnh kiểm tốt chiếm tỉ lệ từ 57,4% đến 69,9%, học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình chiếm tỉ lệ từ 6,2% trở xuống.

          Ngoài việc học tập, học sinh còn được rèn kĩ năng sống: thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng ứng xử văn hoá, chung sống hoà bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội... qua các hoạt động bổ ích như: thi viết thư­­  Quốc tế UPU; thi viết bài giới thiệu di tích lịch sử văn hoá chùa Giám, thi "Tiếng hát tuổi hồng”, tìm hiểu truyền thống nhà trường nhân dịp Kỷ niệm 50 năm thành lập trường (28.8.1964-28.8.2014), tìm hiểu, chăm sóc di tích lịch sử chùa Giám, chăm sóc, quét dọn vệ sinh nghĩa trang liệt sỹ của xã ...

          - Công tác phổ cập giáo dục bậc THCS của địa phương do trường tham gia luôn đạt kết quả cao:

+ Học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6: đạt 100%.

+ Học sinh tốt nghiệp THCS đạt: 96.2%-100%.

+ Học sinh độ tuổi từ 15-18 tốt nghiệp THCS đạt: 93.8% - 98.5%

Năm học 2013-2014, học sinh độ tuổi từ 15-18 tốt nghiệp THCS đạt: 98.5% - Xếp thứ 1/19 trong tổng số các xã, thị trấn của huyện Cẩm Giàng. Nhà trường tham gia có hiệu quả vào công tác phổ cập  bậc Trung học.

- Công tác kiểm định chất lượng giáo dục: Với sự nỗ lực không ngừng,  chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng cao xứng đáng với danh hiệu Trường chuẩn Quốc gia. Điều đó đã được đoàn đánh giá ngoài của Sở GD- ĐT Hải Dương công nhận khi về kiểm tra công tác kiểm định chất lượng giáo dục vào 20.5.2014. Trường THCS Cẩm Sơn đạt cấp độ 3 (cấp độ cao nhất) về kiểm định chất lượng giáo dục và là trường THCS thứ 2 của huyện Cẩm Giàng đạt chuẩn về kiểm định chất lượng giáo dục.

- Kết quả của nhà trường sau 5 năm đạt chuẩn: Nhà trường đạt danh hiệu: Tập thể lao động Tiên tiến các năm học: 2008-2009, 2009-2010, 2010-2011, 2012-2013.

- Cơ sở vật chất nhà trường :   

Nhà trường được xây dựng đồng bộ, có diện tích 6529 m2, bình quân đạt 41,6m2/học sinh. Trường có đủ các hạng mục công trình, có khu bãi tập đạt tiêu chuẩn cho học sinh học tập môn Thể dục, cảnh quan khuôn viên nhà tr­ường đảm bảo “Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn” bố trí hợp lý, đáp ứng tốt nhu cầu học tập và vui chơi giải trí học sinh theo quy định hiện hành của Điều lệ trường Trung học và đáp ứng được các tiêu chí về cơ sở vật chất của trường đạt chuẩn quốc gia. Trư­ờng đã thiết lập Website từ năm 2012 và th­ường xuyên hoạt động hiệu quả.

 Để có được cơ ngơi khang trang đó, nhà trường đã làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, công tác xã hội hóa giáo dục. Trong những năm gần đây, nhà trường nhận được sự quan tâm đầu tư kinh phí lớn của xã Cẩm Sơn,  của huyện Cẩm Giàng. Ngoài ra, Hội cha mẹ học sinh và các cá nhân đã ủng hộ, tài trợ 123.670 triệu đồng cho việc xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất và các hoạt động của nhà trường nhằm nâng cấp sân tập, tu sửa vườn thực hành sinh học, sửa chữa điện nước, nâng cấp cổng trường, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động, động viên khen thưởng cho cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia các đợt hội giảng, thi học sinh giỏi cấp tỉnh, huyện đạt được thành tích cao. Trong rất nhiều những tấm lòng hảo tâm, có thể kể là:

+ Đại đức Thích Thanh Lương - Nhà sư trụ trì Chùa Giám tặng trường 20 triệu đồng để sửa chữa các phòng học bộ môn, nâng cấp phòng máy vi tính.

 + Anh Đặng Khắc Đô (học sinh cũ của trường) xây dựng quỹ học bổng Thành Đô để tặng cho học sinh có thành tích trong học tập trị giá 03 triệu đồng/năm. Ngoài ra, năm học 2011-2012, anh Đô đã ủng hộ trường 18 triệu đồng để sửa cổng trường.

+ Anh Phạm Nguyên Hùng (học sinh cũ của trường) tặng trường 05 triệu đồng để mua thiết bị cho phòng Nghe nhìn và 2,5 triệu đồng để mua trang phục cho đội văn nghệ của trường...

   Để phát huy truyền thống của nhà trường trong 50 năm qua và giữ vững danh hiệu trường chuẩn quốc gia, nhà trường xác định rõ nhiệm vụ trong thời gian tới:

- Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác tham mưu, công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động sự đầu tư của địa phương, sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh, các lực lượng xã hội để tăng cường cơ sở vật chất cũng như các hoạt động của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

 - Chỉ đạo cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tích cực tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức độ cao hơn, có phẩm chất đạo đức, có ý thức trách nhiệm cao, có tinh thần đoàn kết, thực hiện nghiêm túc các quy định của ngành, thường xuyên đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy để khẳng định chất lượng của trường chuẩn Quốc gia bậc THCS giai đoạn 2010-2020.

 - Quan tâm giáo dục học sinh ý thức đạo đức, kỹ năng sống, động cơ thái độ học tập, tích cực tự học, tự nghiên cứu, biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau để cùng tiến bộ, phấn đấu đạt nhiều học sinh giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, không có học sinh bị kỷ luật, không để tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường...

- Các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường cần phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong nhà trường, tích cực thi đua  “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, phấn đấu đạt các danh hiệu thi đua cao hơn.

TM. Ban biên tập

 

 

Hoàng Việt Hoan

 

 

 

CÁC THẾ HỆ LÃNH ĐẠO TRƯỜNG THCS CẨM SƠN

(TỪ NĂM 1964 ĐẾN NĂM 2014)      

 

Thầy NGUYỄN VĂN THIỆN

Hiệu trưởng: 1964 - 1966

 

Thầy HOÀNG TIẾN KHUÊ

Hiệu trưởng: 1966 - 1969

 

Thầy PHẠM MINH THÂN

Hiệu trưởng: 1969 - 1970

 

 

 

 

PHẠM THỊ MINH CƯ

Hiệu trưởng: 1970 - 1973

 

 

Thầy PHẠM VĂN TUYẾN

Hiệu trưởng: 1973 - 1975

 

 

Thầy PHẠM ĐỨC PHONG

Hiệu trưởng: 1975 - 1979

                     1981 - 1991

 

 

 

 

Thầy BÙI HOÃN

Hiệu trưởng: 1979 - 1981

 

 

VŨ THỊ THƠM

Hiệu trưởng: 1991 - 2006

 

 

Thầy HOÀNG VIỆT HOAN

Hiệu trưởng: 15.10.2007

đến nay

 

 

 

 

Thầy PHẠM THANH THỌ

Hiệu phó: 1973 - 1975

 

 

Thầy BÙI ĐÍCH

Hiệu phó: 1982 - 1984

 

 

NGUYỄN THỊ MAI PHƯƠNG

Hiệu phó: 1990 - 1991

Thầy NGUYỄN THÀNH NGUYÊN

Hiệu phó: 2001 - 2003

PHẠM THỊ XẾP

Hiệu phó: 2004 - 2010

Thầy LÊ HOÀNG VÂN

Hiệu phó: 6.4.2011 - Nay

 

 

NHỮNG PHẦN THƯỞNG TIÊU BIỂU CỦA TRƯỜNG

Từ năm học 1995-1996 đến nay

NĂM HỌC

DANH HIỆU,

THÀNH TÍCH

CẤP RA

QUYẾT ĐỊNH KHEN THƯỞNG

QUYẾT ĐỊNH

SỐ

NGÀY KÝ

1978-1979

Đơn vị tiên tiến về Thể dục thể thao

Ty Thể dục thể thao tỉnh Hải Dương

 

16/01/1979

1980-1981

Đơn vị tiên tiến về Thể dục thể thao

Ty Thể dục thể thao tỉnh Hải Dương

 

01/01/1981

1982-1983

Đơn vị tiên tiến về Thể dục thể thao

Ty Thể dục thể thao tỉnh Hải Dương

 

20/2/1983

1985-1986

Đơn vị tiên tiến về Thể dục thể thao

Ty Thể dục thể thao tỉnh Hải Dương

 

20/2/1986

Giai đoạn 1975-1985

Thành tích 10 năm xây dựng cơ sở vật chất trường học (1975-1985)

UBND huyện Cẩm Bình

177-KT

29/4/1986

1986-1987

Đơn vị tiên tiến về Thể dục thể thao

Sở Thể dục thể thao tỉnh Hải Dương

 

07/01/1987

1995-1996

Trường tiên tiến

UBND Huyện

Cẩm Bình

321/KT

15/9/1996

1996-1997

Trường tiên tiến

UBND Huyện

Cẩm Giàng

206/KT

04/10/1997

1997-1998

Trường tiên tiến

UBND Huyện

Cẩm Giàng

1362/KT

27/8/1998

1998-1999

Trường tiên tiến

UBND Huyện

Cẩm Giàng

158/KT

20/7/1999

1999-2000

Trường tiên tiến

UBND Huyện

Cẩm Giàng

162/KT

22/8/2000

2000-2001

Trường tiên tiến

UBND Huyện

Cẩm Giàng

271/QĐKT

15/8/2001

2001-2002

Trường tiên tiến

UBND Huyện

Cẩm Giàng

388/KT

13/8/2002

2004-2005

Cơ quan đơn vị văn hoá năm 2004

UBND Huyện

Cẩm Giàng

821/QĐ-UB

06/12/2004

Trường tiên tiến

UBND Huyện

Cẩm Giàng

116/QĐKT

15/8/2005

2005-2006

Tập thể lao động tiên tiến

UBND Huyện

Cẩm Giàng

410/QĐ-UBND

17/8/2006

2006-2007

Tập thể lao động tiên tiến

UBND Huyện

Cẩm Giàng

655/QĐ-UBND

24/8/2007

2007-2008

Cơ quan đơn vị văn hoá năm 2007

UBND Huyện

Cẩm Giàng

170/QĐ-UB

10/4/2007

Tập thể lao động tiên tiến

UBND Huyện

Cẩm Giàng

822QĐ-UBND

25/8/2008

2008-2009

Trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2001-2010

UBND Tỉnh

Hải Dương

3814/QĐ-UBND

21/10/2008

2008-2009

Tập thể lao động tiên tiến

UBND Huyện

Cẩm Giàng

1840 QĐ-UBND

21/10/2009

2009-2010

Tập thể lao động tiên tiến

UBND Huyện

Cẩm Giàng

3096/QĐ-UBND

24/8/2010

2009-2010

Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào khuyễn học, khuyến tài 05 năm 2005-2010

UBND

xã Cẩm Sơn

02/KT

18/9/2010

2009-2010

Đã có thành tích tiêu biểu trong công tác thực hiện Bảo hiểm y tế học sinh năm 2010

UBND Huyện

Cẩm Giàng

3896/KT

12/11/2010

2010-2011

Tập thể lao động tiên tiến

UBND Huyện

Cẩm Giàng

3229/QĐ-UBND

18/8/2011

2011-2012

Đơn vị văn hoá 03 năm 2009-2011

UBND Huyện Cẩm Giàng

669/QĐ-UBND

13/3/2012

2012-2013

Đã có thành tích xuất sắc về công tác giáo dục thể chất và phong trào Hội khoẻ Phù Đổng trong nhà trường phổ thông giai đoạn 2008-2012

Sở GD-ĐT

Hải Dương

978/QĐ-SG&ĐT

04/01/2013

2012-2013

Tập thể lao động tiên tiến

UBND Huyện

Cẩm Giàng

1635/QĐ-UBND

27/8/2013

2013-2014

Trường đạt chuẩn quốc gia sau 05 năm

UBND Tỉnh

Hải Dương

1102/QĐ-UBND

08/5/2014

 

THÀNH TÍCH CỦA HỌC SINH NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

 

HỌC SINH GII QUỐC GIA

 

STT

Họ tên

HS lớp

- Năm học

Thành tích

1

Phạm Văn Quyền

9B

2012-2013

Huy chương vàng Quốc gia ném bóng nam

 

HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

STT

Họ tên

HS lớp

- Năm học

Thành tích

1

 

Phạm Thị Hằng

7A

2008-2009

Giải nhì  – môn Thể dục Aerobic

2

Phùng Thị Thu Hoà

7A

2008-2009

Giải nhì  – môn Thể dục Aerobic

3

Lê Thị Nga

7A

2008-2009

Giải nhì  – môn Thể dục Aerobic

4

Nguyễn Thị Ngọc

7A

2008-2009

Giải nhì  – môn Thể dục Aerobic

5

Bùi Thị Mây

7A

2008-2009

Giải nhì – môn Thể dục Aerobic

6

Phạm Thị Tâm

7B

2008-2009

Giải nhì  – môn Thể dục Aerobic

7

Bùi Thị Thu Trang

7B

2008-2009

Giải nhì – môn Thể dục Aerobic

8

Nguyễn Văn Quyền

8A

2008-2009

Giải nhì – môn Thể dục Aerobic

9

Phạm Thị Nga

9

2008-2009

Giải khuyến khích – môn Địa lý 9

10

Phùng Văn Tân

9B

2010-2011

Giải nhì – môn Thể dục

11

Nguyễn Thị Nhài

9B

2011-2012

Giải ba – môn Hoá học 9

12

Phạm Thị Vân Anh

8A

2011-2012

Giải nhì  – môn Thể dục Aerobic

13

Phạm Thị Ánh

8A

2011-2012

Giải nhì – môn Thể dục Aerobic

14

Phạm Thị Ánh

8B

2011-2012

Giải nhì – môn Thể dục Aerobic

15

Trần Thị Nga

8A

2011-2012

Giải nhì – môn Thể dục Aerobic

16

Nguyễn Văn Tài

8B

2011-2012

Giải nhì – môn Thể dục Aerobic

17

Vũ Thị Thảo

8B

2011-2012

Giải nhì – môn Thể dục Aerobic

18

Phạm Thị Quỳnh Anh

7A

2011-2012

Giải nhì – môn Thể dục Aerobic

19

Phạm Thị Mai Quyên

7B

2011-2012

Giải nhì – môn Thể dục Aerobic

20

Phạm Thị Vân Anh

9A

2012-2013

Giải ba – môn Địa lý 9

21

Phùng Thị Tuyết Mai

9B

2013-2014

Giải nhì cấp tỉnh – Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học, có sản phẩm dự thi cấp Quốc gia.

 

HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

 

STT

Họ tên

HS lớp

- Năm học

Thành tích

1

 

Phạm Nguyễn Tuấn Anh

9

2008-2009

Học sinh giỏi cấp huyện – môn Hoá học 9

2

Trần Thị Thu Trang

9

2008-2009

Học sinh giỏi cấp huyện – môn Sinh học 9

3

Phạm Văn Toàn

9

2008-2009

Học sinh giỏi cấp huyện – môn Thể dục

4

Nguyễn Văn Dũng

9

2008-2009

Học sinh giỏi cấp huyện – môn Thể dục

5

Nguyễn Duy Khuê

9

2008-2009

Học sinh giỏi cấp huyện – môn Thể dục

6

Phạm Thị Hải Anh

9B

2009-2010

Học sinh giỏi cấp huyện – môn Sinh học 9

7

Phạm Thị Phượng Anh

9A

2009-2010

Học sinh giỏi cấp huyện – môn Hoá học

8

Phạm Vân Anh

9B

2009-2010

Học sinh giỏi cấp huyện – môn Tiếng Anh 9

9

Phạm Văn Sơn

8A

2009-2010

Học sinh giỏi cấp huyện – môn Thể dục

10

Nguyễn Ngọc Tuấn

8A

2009-2010

Học sinh giỏi cấp huyện – môn Thể dục

11

Lê Thị Nga

9A

2010-2011

Học sinh giỏi cấp huyện – môn Địa lý 9

12

Bùi Thị Mây

9A

2010-2011

Học sinh giỏi cấp huyện – môn Ngữ văn 9

13

Phạm Văn Phóng

9B

2010-2011

Học sinh giỏi cấp huyện – môn Lịch sử 9

14

Bùi Thị Thu Trang

9B

2010-2011

Học sinh giỏi cấp huyện – môn Tiếng Anh 9

15

Lê Phùng Lan Anh

8A

2011-2012

Học sinh giỏi cấp huyện – môn Thể dục

16

Phùng Thị Hiền

8A

2011-2012

Học sinh giỏi cấp huyện – môn Thể dục

17

Nguyễn Thị Hoàn

9B

2011-2012

Học sinh giỏi cấp huyện – môn Tiếng Anh 9

18

Phạm Văn Tú

9A

2011-2012

Học sinh giỏi cấp huyện – môn Thể dục

19

Phạm Nguyễn Nguyên

9B

2012-2013

Học sinh giỏi cấp huyện môn Hoá học và Giải toán trên máy tính cầm tay

20

Lê Phùng Lan Anh

9A

2012-2013

Học sinh giỏi cấp huyện – môn Ngữ văn 9

21

Nguyễn Thuỳ Linh

9A

2012-2013

Học sinh giỏi cấp huyện – môn Ngữ văn 9

22

Phạm Thị Ánh

9B

2012-2013

Học sinh giỏi cấp huyện – môn Sinh học 9

23

Đỗ Thị Hiên

9B

2012-2013

Học sinh giỏi cấp huyện – môn Vật lý 9

24

Phạm Thị Thanh Giang

9A

2012-2013

Học sinh giỏi cấp huyện – môn Tiếng Anh 9

25

Ngô Thị Dương

9A

2013-2014

Giải ba huyện –

môn Địa lý 9

26

Phạm Thị Mai Quyên

9B

2013-2014

Giải ba huyện –

môn Hoá học 9

Giải khuyến khích huyện –

môn Toán 9

27

Phạm Đức Dũng

9A

2013-2014

Giải ba huyện –

môn Tiếng Anh 9

28

Phạm Thị Quỳnh Anh

9A

2013-2014

Giải khuyến khích huyện – môn Giải toán trên máy tính cầm tay và Thể dục

29

Đỗ Thị Vân

9B

2013-2014

Giải khuyến khích huyện – môn Lịch sử 9

30

Bùi Thị Thúy Hoàn

9A

2013-2014

Giải khuyến khích huyện – môn Sinh học 9

31

Phạm Văn Hiếu

9A

2013-2014

Giải nhì huyện –

 môn Thể dục

32

Phạm Thu Trang

9A

2013-2014

Giải ba huyện –

 môn Thể dục

33

Bùi Thị Thuý

9B

2013-2014

Giải khuyến khích huyện –

 môn Thể dục

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hôm nay ngày 5/9/2017 trường THCS Cẩm Sơn long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2017 -2018. Về dự chúc mừng thầy và trò nhà trường có đồng chí:Phạm Minh Tường phó chủ tịch UBND xã cù ... Cập nhật lúc : 3 giờ 14 phút - Ngày 6 tháng 9 năm 2017
Xem chi tiết
Hôm này ngày 29/9/2016 trường THCS Cẩm Sơn tổ chức Đại Hội Liên Đội năm học 2016-2017. Đại Hội đã bầu ra BCH Liên đội mới để lãnh đạo các hoạt động của liên đội năm học 2016-2017 ... Cập nhật lúc : 7 giờ 32 phút - Ngày 4 tháng 10 năm 2016
Xem chi tiết
Hôm nay 30.5.2016 trường THCS Câm Sơn long trọng tổ chức lễ tổng kết năm học 2015-2016. Về dự với nhà trường có lãnh đạo địa phương,Đại đức Thích Thanh Lương chủ trì Chùa Giám cùng toàn t ... Cập nhật lúc : 18 giờ 53 phút - Ngày 30 tháng 5 năm 2016
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS CẨM SƠN THAM GIA CUỘC THI NGHI THỨC ĐỘI TAI CUNG THIẾU NHI TP HẢI DƯƠNG VÀO CHỦ NHẬT NGÀY 27/3/2016 VÀ ĐÃ ĐẬT GIẢI KHUYẾN KHÍCH ... Cập nhật lúc : 4 giờ 59 phút - Ngày 28 tháng 3 năm 2016
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS CẨM SƠN -CẨM GIÀNG - HẢI DƯƠNG THAM GIA CUỘC THI EROCBIC CẤP TỈNH ĐÃ DÀNH THÀNH TÍCH XUẤT SẮC MANG LẠI GIẢI NHÌ TRONG ĐỘI THI CỦA HUYỆN CẨM GIÀNG. ... Cập nhật lúc : 5 giờ 54 phút - Ngày 27 tháng 3 năm 2016
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS CẨM SƠN TỔ CHỨC SHTT CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH THÀNH LẬP ĐOÀN 26/3 CÙNG VỚI ĐOÀN VIÊN TN XÃ CẨM SƠN DIỄN RA THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP ... Cập nhật lúc : 5 giờ 50 phút - Ngày 27 tháng 3 năm 2016
Xem chi tiết
Sáng 24/8/2014, được sự đồng ý của Sở GD-ĐT, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Cẩm Giàng, UBND xã Cẩm Sơn, trường THCS Cẩm Sơn đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trư ... Cập nhật lúc : 17 giờ 48 phút - Ngày 4 tháng 9 năm 2014
Xem chi tiết
DIỄN VĂN KỶ NIỆM 50 NĂM THÀNH LẬP TRƯỜNG THCS CẨM SƠN ( 28.8.1964-28.8.2014) VÀ ĐÓN BẰNG CÔNG NHẬN TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2010 - 2020. ... Cập nhật lúc : 15 giờ 51 phút - Ngày 28 tháng 8 năm 2014
Xem chi tiết
Nhân dịp trường THCS Cẩm Sơn kỷ niệm 50 năm ngày thành lập(28/8/1964 - 28/8/2014),luật sư Nguyễn Văn Mậu là học sinh khoá 1964 - 1967 của trường đã viết nên những cảm xúc của mình về trư ... Cập nhật lúc : 14 giờ 37 phút - Ngày 23 tháng 8 năm 2014
Xem chi tiết
Ngày 28 tháng 8 năm 2014, trường THCS Cẩm Sơn tròn 50 tuổi. Nhìn lại 50 năm qua, một quãng thời gian không dài so với lịch sử của đất nước, của ngành Giáo dục song với trường THCS Cẩm Sơn th ... Cập nhật lúc : 14 giờ 19 phút - Ngày 23 tháng 8 năm 2014
Xem chi tiết
123
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề Toán Nguyễn Trãi chuyên 2013-2014
Đề Toán Nguyễn Trãi không chuyên 2013-2014
Đề thi vào lớp 10 THPT tỉnh Hải Dương, năm học 2012-2013 các môn Ngữ văn, Toán, Hóa.
Đề thi vào Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi, năm học 2012-2013 các môn
Đề thi HSG tỉnh Hải Dương năm 2011 - 2012 môn Toán.
Đề thi HSG tỉnh Hải Dương năm 2011 - 2012 môn Tiếng Anh.
Đề kiểm tra chất lượng tháng 3/2012 môn Ngữ văn.
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Phân công viết tham luận tham dự Hội thảo cấp tỉnh các môn Ngữ văn, Sử, Địa.
Đề kiểm tra chất lượng môn Toán tháng 02 năm 2012
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Kế hoach thực hiện qui chế dân chủ NH 2019 - 2020
Kế hoach công tác kiểm tra nội bộ năm học 2019 - 2020
Kế hoach công tác giáo dục thể chất y tế trường học NH 2019-2020
Kế hoach công tác chủ nhiệm năm học 2019 - 2020
Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2019 - 2020
Kế hoạch chiến lược (bổ xung)
Báo cáo tổng kết năm học 2018 - 2019
Báo cáo KĐCL và duy trì trường chuẩn quốc gia theo thông tư 18
Kế hoạch KĐCL và duy trì trường chuẩn Quốc gia
Ban chỉ đạo Trang Website của nhà trường
Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 - 2019
Qui chế hoạt động của Hội đồng trường nhiệm kỳ 2017 - 2020
Kế hoạch hoạch động hội đồng trường nhiệm kỳ 2017 - 2020
TKB HKII 2018-2019- THCS CẨM SƠN
BẢNG ĐIỂM THI VÀO THPT CỦA HỌC SINH LỚP 9, NĂM HỌC 2013-2014
12